Paypal là gì? PayPal là 1 cổng thanh toán trực tuyến nổi tiếng và phổ biến trên thế giới. Hiện nay có rất nhiều website cho phép thanh toán trực tuyến thông qua tài khoản PayPal để thực hiện các giao dịch trên mạng.
PayPal sẽ là cầu nối trung gian giúp liên kết đến số tiền bạn có trong các tài khoản ngân hàng (Bank Account), thẻ tín dụng (Credit Card), thẻ ghi nợ (Debit Card),… để tiến hành các giao dịch online.
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu tài khoản PayPal là gì và hướng dẫn đăng ký tài khoản PayPal đầy đủ nhất theo giao diện mới nhất đầu 2020 tại thời điểm viết bài.

Bước 1 : Chuẩn bị những gì khi đăng ký tài khoản paypal
- 01 địa chỉ email đang hoạt động. Mình thường dùng địa chỉ Gmail cho tiện lợi.
- 01 thẻ Visa/ MasterCard có ít nhất 2$ trong tài khoản để verify xác thực tài khoản.
- CMTND/ thẻ căn cước/ hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe của bạn.
- 01 số điện thoại cá nhân.
Lưu ý : Khi bạn đăng ký thành công tài khoản PayPal, bạn có thể cần phải xác nhận số điện thoại, email và bắt buộc xác thực thẻ Visa/MasterCard.
Riêng với thẻ Visa, mục đích của việc xác nhận là giúp bạn nhận và chuyển tiền >500$ trở lên, nếu chưa xác nhận thì bạn chỉ được giao dịch ở mức dưới 500$. Điều quan trong nhất đó là PayPal rất dễ limited (khóa tài khoản). Vì thế mình khuyên bạn nên xác nhận Visa để tránh các rắc rối sau này.
Tạo tài khoản Paypal của bạn trên máy tính
Khi đã có thẻ VISA, đã tới lúc bạn đăng ký & xác thực tài khoản Paypal với thẻ.
Đầu tiên, hãy truy cập vào Paypal.com, chọn Sign Up ở góc bên trái

Có 2 tùy chọn tài khoản, bạn chọn Get Started ở bên Buy with Paypal. Hầu như cá nhân đều chọn cái này (Cho dù bạn dùng Paypal để thanh toán online hay nhận tiền).
Còn tới khi nào bạn có doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn thì mới chọn Recceive payments with Paypal.

Sau đó, hãy nhập 3 thông tin cơ bản như quốc tịch, email & mật khẩu. Lưu ý:
- Mật khẩu của bạn phải dài tối thiểu 8 ký tự
- Mật khẩu bao gồm chữ, số và có tối thiểu 1 ký tự đặc biệt (ví dụ !,@,#,$…).
- Không bao gồm các số liên tiếp như 1234 hay 4567,…
- Ví dụ mật khẩu được công nhận: vidu179!#

Tiếp tục, bạn sẽ được yêu cầu điền các thông tin chi tiết hơn về tài khoản:
- First name: Điền tên của bạn.
- Middle Name: Điền tên lót
- Last Name: Điền họ của bạn
Bạn cần điền chính xác bước này, nếu không sẽ không rút tiền về được và phải gửi email cho Paypal xác thực lại rất mất công.
- Ngày tháng năm sinh: Điền theo thứ tự dd/mm/yyyy tức là ngày/tháng/năm.
- National ID: Điền số CMND của bạn.
- Address: Điền địa chỉ bạn đang sống. Nếu địa chỉ dài quá bạn ghi tiếp xuống dòng Address 2
- Mã Zip Code: Mã zip code mới hiện nay có 6 chữ số, bạn vào link sau để tra cứu xem tỉnh thành bạn đang ở có mã zip code là gì. Tra cứu mã zipcode
- Mobile: Điền số điện thoại bạn đang dùng.
Xong xuôi bạn dấu tick đồng ý điều khoản rồi nhấn nút Agree And Create Account để tạo tài khoản.

Chuyển qua phần link card, bạn cầm thẻ VISA lên để điền số vào các vị trí tương ứng.

- Card Number – Là số thẻ có in ở mặt trước thẻ (có 16 số)
- Expiry Date – Tháng & năm hết hạn của thẻ, cũng hiện ở mặt trước
- Số CVV – Lật ra mặt sau của thẻ sẽ thấy 3 số CVV nằm ngoài cùng trên nền trắng
- CHÚ Ý: 3 thông tin này bạn không được cung cấp cho bất cứ ai, vì họ có thể tiêu tiền trong thẻ của bạn.
Xong hết bạn nhấn LINK CARD và hoàn tất đăng ký. Sau đó bạn hãy nhấn vào logo của Paypal để trở về giao diện tài khoản.

Giờ bạn sẽ qua công đoạn cuối cùng, verify thẻ VISA cho tài khoản.
Verify (xác thực) thẻ VISA với tài khoản Paypal.
Việc verify Paypal sẽ giúp tài khoản Paypal của bạn có thể hoạt động ổn định, không bị giới hạn khi thanh toán,
Và việc này cũng để cho bạn dễ dàng thanh toán online bằng Paypal: Khi thanh toán bằng Paypal, tiền sẽ bị trừ ở tài khoản VISA luôn chứ không cần nhập thẻ.
Trước khi đi vào chi tiết cách verify thì bạn mở email bạn đăng ký paypal ra để thấy thư yêu cầu xác nhận mail của họ. Bấm vào nút Yes, this is my email

Sau khi xác thực, hãy quay lại tài khoản Paypal của bạn bằng cách nhấn vào My Paypal

Ở giao diện My Paypal, ở mục Bank accounts and cards, nhấn vào thẻ mà bạn mới add vào.

Hãy nhấn vào Confirm Credit Card để bắt đầu thao tác verify.

Tại đây, Paypal nói với bạn là sẽ có 4 mã digit-code để xác thực, hãy cứ nhấn OK và mình sẽ chỉ cho bạn biết 4 số này nó nằm ở đâu.

Có 3 cách để bạn xem được 4 số digit-code dùng để verify paypal. Mình hướng dẫn bạn cả 3 cách để phòng trừ cách này bạn không được thì bạn dùng cách khác.
- Cách 1: Xem tin nhắn đến ở điện thoại
- Cách 2: Xem lịch sử giao dịch trên ACB online
- Cách 3: Gọi lên tổng đài ngân hàng
Ví dụ mình nhận được tin nhắn có 4 số digit-code như sau:

Hay vào tài khoản ACB onlnine => Dịch vụ thẻ => Thường truy cập

Cũng thấy giao dịch chứa 4 digit-code này:

Nếu bạn không tìm thấy hãy gọi lên ACB (Số điện thoại có in trên thẻ), cung cấp các thông tin họ yêu cầu như số thẻ, họ tên, số CMND, họ sẽ đọc mã code cho bạn.
Tiếp theo, có 4 số này rồi bạn quay lại giao diện bên paypal khi nãy, chọn Ready to confirm.


Rồi điền 4 số digit-code vào ô trống xong nhấn Confirm là xong.
Như vậy là hoàn tất, Paypal sẽ thông báo Card confirmed

Tóm tắt lại quy trình qua 3 bước đơn giản.
Ok vậy là xong quy trình tạo tài khoản Paypal và verify với thẻ VISA, tóm tắt lại đơn giản như sau:
- Ra ngân hàng làm thẻ VISA, nên mở thẻ ACB hoặc Vietcombank. Mang theo 100k để nạp tiền vào thẻ.
- Đăng ký tài khoản tại Paypal.com, nhớ xác thực email
- Verify thẻ bằng VISA, tìm 4 digit-code ở tin nhắn sms, tài khoản online hoặc gọi điện lên ngân hàng
Câu hỏi thường gặp
Add thẻ VISA hay Mastercard vào Paypal bị từ chối?
Thường nó sẽ thông báo “This card is not accepted. Please use a different card.”. Bạn sẽ thuộc 1 trong những trường hợp sau:
- Từ lúc nhận thẻ, bạn chưa ra ATM đổi mã PIN, phải đổi mã PIN thì thẻ mới dùng được
- Bạn chưa nạp tiền vào thẻ, cứ nạp 100k cho chắc
- Thẻ của bạn bị giới hạn thanh toán quốc tế, hãy gọi lên ngân hàng để kiểm tra lại.
Dùng Paypal không cần verify có sao không?
Bắt buộc phải verify nhé, đối với Paypal ở Việt Nam nếu bạn không verify sẽ bị khóa tài khoản sau vài tuần sử dụng.
Và nếu bạn không verify sẽ bị hạn chế giao dịch & cũng không rút được tiền về ngân hàng.
Chúc bạn thực hành thành công!